San lấp nền, làm mặt bằng, đổ bê tông thương phẩm, bê tông tươi, đổ bê tông móng nhà xưởng, nền nhà xưởng, đầm, vuốt mặt, xoa nền, rắc sika, xoa sika, tăng cứng, xoa phẳng, làm nhẵn, đánh bóng, chống bụi bề mặt bê tông bằng máy xoa chuyên dụng, sàn, cột, móng, dầm, nền, thi công công trình nhà xưởng khu công nghiệp, đổ bê tông bù nâng cao nền, kho đông lạnh, khu đô thị, nhà máy, hạ tầng khu công nghiệp, sân tennis, sân bóng chuyền, sân vận động, cơ quan, công sở, trụ sở công ty, bệnh viện, sân bóng rổ, sân cầu lông, sân vận động, sân chơi, sân patin, bể bơi, đường giao thông, đường liên thôn, liên xã, đường nội bộ, đường giao thông nông thôn mới, đường bê tông nông thôn, công trình thủy lợi, đê điều, cầu, cảng, tầng hầm chung cư, siêu thị, gara oto, bãi để xe, showroom, siêu thị, trường học, giảng đường, Hội trường, hành lang, đại sảnh, vỉa hè, bể ngầm, cắt mạch bê tông, (cắt join), chống rạn nứt, bảo dưỡng bê tông, mài nhẵn mặt nền bê tông, sơn epoxy, … Thi công trọn gói. Có bảo hành.
Nhận thi công tại Hà Nội, Hải phòng, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên….
Cung cấp cát, đất, gạch đá vụn, đá bây,
Máy móc thi công: Máy xúc, máy ủi, đầm lu …
Cung cấp bê tông thương phẩm, bê tông tươi đến tận chân công trình.
Đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, tay nghề cao.
Nặng lực: vận chuyển được 1.000 m3 vật liệu/ ngày, xoa nền, đánh bóng mặt bê tông
5.000 m2 / ngày.
Đặc biệt có bã bê tông giá rẻ có thể thay thế bê tông lót.
Khi xây công trình cần chú ý đến móng và nền nhà xưởng vì đây là phần chính của nhà xưởng. Phần móng và nền nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, giá thành xây dựng.
Tại sao phần móng và nền của nhà xưởng ảnh hưởng tới chất lượng công trình và giá thành xây dựng nhà xưởng?
Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có cao độ cao so với cost nền xây dựng xưởng thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng.
Riêng phần nền nhà xưởng thì tùy theo công năng sử dụng của nhà xưởng mà đơn vị thiết kế nhà xưởng và thi công nhà xưởng có cách bố trí thép sàn nhà xưởng hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10,20,30 hay 50cm là đều vô cùng quan trọng vì có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến vài chục tấn/m2.
Quy trình thi công:
San lấp: bằng cát, đất, đá …, lu lèn cho sàn cho chặt, tạo mặt bằng tương đối.
Lấy cos sàn: Việc lấy cốt sàn được thực hiện bằng đo thủy bình, đo mực nước ….
Chống thấm sàn: Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất hoặc các dung dịch không có lợi cho môi trường từ trên bề mặt bê tông vào nền đất và chống thẩm thấu hơi ẩm từ nền lên sàn bê tông. Việc chống thấm sàn còn nhằm mục đích chống mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước, giảm công dưỡng hộ… Việc chống thấm sàn được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó tiêu biểu là các phương án sau:
– Trải vải địa kĩ thuật hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ màng bitum nhũ tương
– Trải vải PE
– Trải tấm trải bitum cuộn dán nóng hoặc nguội
Đổ bê tông: Thực hiện đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế. Tùy theo dạng bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ, ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau. Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối nên độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ. Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông. Sau khi san gạt lấy phẳng, chờ cho đến khi bề mặt vữa có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm), mới tiến hành xoa, tạo phẳng bằng máy mài.
Khái niệm về nền siêu phẳng
Hiểu về hệ số F
Hệ số F là hệ số được sử dụng để đánh giá độ phẳng và độ cân bằng của sàn bê tông. Hệ số F được sử dụng ở những khu vực di chuyển tự do (random traffic) được đo bởi 2 thông số là FF và FL. FF thể hiện độ phẳng còn FL thể hiện độ cân bằng của nền. Thông số FF chịu ảnh hưởng trực tiếp từ công đoạn hoàn thiện bề mặt bê tông, còn FL chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc lắp dựng cốt pha và gạt bê tông.
Hệ số FF chính là tỷ lệ của sự thay đổi cao độ của mặt sàn trong 0.3m (12 inch). Hệ số q được sử dụng để đo sự thay đổi này. Sự lồi lên của mặt sàn tạo ra số q âm, trong khi sự lõm xuống của mặt sàn tạo ra hệ số q dương (Thể hiện ở biểu đồ dưới đây)
FF được tính dựa trên công thức sau:
FF = 4.57 / ((3xSq)+(|q|))
Sq = độ lệch tiêu chuẩn của q (toán xác suất – standard deviation)
|q| = trị tuyệt đối của q
Hệ số Fl chính là độ võng của sàn bê tông. Sự khác biệt giữa 2 điểm cách nhau 3m (10 feet) được đo bằng hệ số z.
FL được tính toán dựa trên công thức sau:
FL = 12.5 / ((3xSz)+|z|)
Sz = độ lệch tiêu chuẩn của z (toán xác suất – standard deviation)
|z| = trị tuyệt đối của z
Ngoài hệ số FF và FL, hệ số Fmin được sử dụng để đo độ phẳng cho các sàn kho sử dụng xe forklift VNA. Fmin không được tính toán như FF hoặc FL mà là cách đo trực tiếp mặt nền trên các vệt bánh của xe VNA. Fmin 100 có thể được hiểu như sau: Cứ trong khoảng cách 3m (10feet), độ chênh lệch không được vượt quá 3mm (0.125 inch). Fmin 50 tương ứng với độ lệch 3mm trong khoảng cách 1.5m hoặc độ lệch 6mm trong khoảng cách 3m.
Tuy nhiên, nếu nói độ lệch 3mm trong khoảng cách 3m, cũng có thể hiểu theo 2 cách sau:
Cách hiểu trên biểu đồ thứ 1 là chuẩn xác hơn so với cách hiểu so với biểu đồ thứ 2, vì tại biểu đồ thứ 2, mặt sàn sẽ rất gồ ghề tuy đạt tiêu chuẩn đề ra. Nếu mặt sàn đạt được tiêu chuẩn Fmin 100 thì mặt sàn đó được coi là sàn siêu phẳng (theo tiêu chuẩn ASTM E 1155 của hiệp hội bê tông Mỹ). Nếu Fmin đạt được 100 trên tất cả các phương trên mặt sàn đồng nghĩa với FF = 140 và FL = 100.
Quy trình xoa nền siêu phẳng
Bước 1: Thống nhất về yêu cầu của nền kho, loại nền kho. Thống nhất về cách đo độ phẳng và độ cân bằng của nền kho.
Bước 2: Công tác lắp dựng cốt pha: Sử dụng thủy bình hoặc máy kinh vĩ để định vị về vị trí và cao độ cốt pha đổ bê tông theo thiết kế
Bước 3: Công tác bê tông: Cần thiết phải xác định về chủng loại (mác và độ sụt) của bê tông
Bước 4: Rải và gạt bê tông:
Bước 5: Thiết bị kiểm tra bề mặt: Sử dụng thước siêu phẳng dài 3.05m (10 feet) để loại bỏ những vùng bê tông bất thường
Bước 6: Sử dụng công cụ highway straight edge ở góc nghiêng 45 độ theo trục đổ bê tông và theo 2 hướng của dải bê tông để loại bỏ những vùng bê tông bất thường
Bước 7: Đợi đến khi bê tông đã rải đông kết, se mặt, thực hiên công tác gạt bỏ nước đọng bề mặt bằng hệ thống chuyên dụng, không làm ảnh hưởng đến độ phẳng đã tạo được từ các bước thi công trên
Bước 8: Xoa nền bê tông để tạo độ phẳng đều bằng máy xoa tự hành, kết hợp máy xoa công nghiệp với mâm xoa siêu phẳng (super flat pan)
Bước 9: Sử dụng công cụ highway straight edge (dài 3 – 6m) với góc nghiêng linh hoạt để hoàn thiện độ phẳng của bề mặt
Bước 10: Hoàn thiện mặt nền bẳng máy xoa tự hành và máy xoa công nghiệp có gắn hệ cánh tạo phẳng mịn và đánh bóng
Bước 11: Đo đạc: Sử dụng máy đo Fmin để đọc độ phẳng và độ cân bằng của nền kho. Con số này thường được đọc trong vòng 24 giờ kể từ thời gian đổ bê tông
Đến với Công ty TNHH một thành viên Bê tông Hà Nội 24.7 quý khách không chỉ nhận được bê tông chất lượng tốt nhất mà còn nhận được dịch vụ cung cấp bê tông tươi, bê tông thương phẩm chuyên nghiệp nhất.
“Chất lượng công trình cùng sự hài lòng của khách hàng chính là tiêu chí hoạt động của BÊ TÔNG HÀ NỘI
Dịch vụ thi công , xây dựng tổng hợp
Liên hệ điện thoại 0996.286.286